A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG LÂM TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ

       Mùa hè là thời điểm số vụ đuối nước gia tăng nhiều nhất, do mùa hè khí hậu trở nên nóng nực, nắng nóng gay gắt hơn nên nhiều gia đình thường tổ chức đi du lịch, tắm biển, nghỉ mát. Đặc biệt, ở nông thôn tình trạng trẻ em tự rủ nhau đi tắm sông, tắm suối đang là một vấn đề đáng báo động. Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải rất nhiều video clip về việc trẻ em bị đuối nước rất thương tâm, nguyên nhân là do sự bất cẩn của người lớn để xảy ra sự việc đau lòng nhu thế. Chính vì vậy mỗi bậc làm cha, làm mẹ cần nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng tránh đuối nước cho trẻ

      Và được biết, theo báo cáo của ngành Y tế nước ta, trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ em bị đuối nước trên cả nước và đáng báo động hơn đó là những nơi có nhiều sông suối, ao hồ. Nhất là trong thời gian sắp tới trẻ nghỉ hè nếu các con không được thường xuyên giáo dục, nhắc nhở thì rất có thể xảy ra những điều đáng tiếc. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần có những hiểu biết về việc phòng, chống đuối nước cho trẻ

1. Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?

Như chúng ta đã biết, đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay chúng ta có thể nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể con người hoàn toàn bị chìm trong nước.

Người ta đã thống kê cho thấy: Có khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. Sở dĩ tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được đãn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Và chúng ta thấy được rằng, từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được đó gọi là tình trạng chết đuối khô. Chính vì thế, khi gặp trường hợp bị đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp 

2. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước

Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.

Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.

 3. Các bậc phụ huynh hãy cùng chung tay phòng tránh đuối nước ở trẻ

Hiện nay tai nạn đuối nước đang là một vấn đề lo lắng của toàn xã hội, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống và phát triển của trẻ em. Và hiện nay, các cơ quan, ban ngành cũng như các tổ chức xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, để phòng tránh để phòng tránh và hạn chế tử vong do đuối nước thì cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường cùng xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong xã hội, nhất là các bậc cha mẹ cần quan tâm, quan sát một cách sát sao về việc phòng tránh đuối nước cho trẻ.

- Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục trẻ không chơi ở những khu vực có ao, hồ, hố sâu nhằm phòng tránh bị ngã rơi xuống nước; không tự ý đi tắm sông suối khi không có người lớn hoặc không được mặc áo phao. Bố mẹ luôn luôn  để ý con trong tầm ngắm nếu như co con đi tắm biển, tắm suối

- Nếu nhà ở gần sông suối, ao hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nhà cẩn thận và không cho trẻ tự ý mở cổng ra vào

- Trong khu vực nhà ở nếu phát hiện có các hố, rãnh nước cần kịp thời san lấp ngay

- Không nên sử dụng các dụng cụ như: Chum, vại, xô, chậu để chứa đựng nước. Nếu nhà có giếng nước cần làm nắp đậy chắc chắn không để trẻ mở nắp đậy,...

 - Nếu bố mẹ biết bơi nên dạy kỹ năng bơi cho trẻ. Ngoài ra, thường xuyên trò chuyện, nhắc nhở và hướng dẫn trẻ biết giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước; giải thích cho trẻ hiểu về tai nạn đuối nước và không tự ý đi tắm sông, suối khi không có người lớn đi cùng

- Anh, chị trong độ tuổi 10 tuổi trở xuống không nên cho trong trẻ nhỏ ở nhà hoặc những nơi có ao, hồ, sông suối. hoặc ở nhà với ông bà lớn tuổi, già yếu

- Đến độ tuổi đến lớp bố mẹ nên cho trẻ đến trường để đảm bảo an toàn và được học các kiến thức, kỹ năng về phòng tránh đuối nước để tự bảo vệ bản thân

4. Xử trí khi gặp trường hợp đuối nước

Nếu không may bị đuối nước, người lớn phải hết sức bình tĩnh đưa ngay nạn nhân lên khỏi mặt nước để tiến hành cấp cứu nhanh chóng

Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập (trường hợp hiếm) thì đặt nằm đầu thấp cho nước thoát ra, lấy khăn mặt bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng, thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người.

Trường hợp tim còn đập, hô hấp đã ngừng thì dốc ngược nạn nhân (vác lên vai, đầu dốc xuống) để cho nước trong đường hô hấp thoát ra, sau đó đặt nằm nghiêng, móc đờm dãi, thổi ngạt trực tiếp, ấn tim ngoài lồng ngực. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để khôi phục sự trao đổi khí. Khi thổi ngạt phải thay quần áo ướt ra vì nó làm trở ngại tuần hoàn; đồng thời lau khô người nạn nhân, ủ ấm, xoa bóp thân thể, các chi theo hướng về tim.

Hãy cùng chung tay phòng tránh bảo vệ trẻ em không để xảy ra đuối nước cho trẻ, hãy là một mùa hè an toàn nhất cho các con yêu!

Cô giáo: Trần Thị Lan


Tác giả: Trường Mầm non Hương Lâm
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 12 : 1